TẬP LÁI XE TRÊN ĐƯỜNG BẰNG.

Tài liệu hướng dẫn anh chị học viên đào tạo lái xe thái bình, học lái xe thái bình bài

TẬP LÁI XE TRÊN ĐƯỜNG BẰNG.

*MỤC TIÊU CỦA BÀI:

Sau khi học xong bài này người học có khả năng:

– Vận dụng được kiến thức môn kỹ thuật lái xe và nội dung các bước thực hiện lái xe trên đường bằng vào luyện tập thực hành đạt kết quả tốt.

– Thực hiện thành thạo các thao tác lái xe trên đường bằng.

– Xác định được các lỗi thường gặp khi luyện tập, tìm được nguyên nhân và biện pháp  khắc phục.

– Tích cực luyện tập thực hành, rèn tính cẩn thận, tác phong, đạo đức nghề nghiệp khả năng quan sát, ước lượng, phán đoán xử lý các tình huống đúng Luật giao thông, đảm bảo an toàn trong quá trình luyện tập.

  1. NỘI DUNG:
  2. Phương pháp xác định mặt đường và phân chia mặt đường để điều khiển xe đi đúng đường.

1.1. Cách xác định mặt đường và phần đường.

 

– Mặt đường là bề rộng của đường, đối với đường giải nhựa được tính toàn bộ phần giải nhựa nên nền đường cấp phối đá răm thì được tính phần giải cấp phối đá răm.

– Phần đường là phần phía bên phải theo hướng tiến mà luật đã quy định để cho các xe qua lại. Phần đường này được tính từ tim đường đến phần giới hạn mặt đường như hình 2, còn đường có vạch phân chia làn đường thì đã được sơn trên mặt đường.

 

1.2. Phân chia mặt đường để xe đi đúng phần đường.

– Đường có 1 xe:

 

 

Khi muốn điều khiển xe đi ở vị trí giữa đường, người lái xe phải xác định được tim đường, tưởng tượng và vị trí người ngồi lái tưởng tượng xuống mặt đường, vị trí người lái chính là tâm của người ngồi lái với tâm của vành tay lái chiếu xuống mặt đường phải nằm trên đường tưởng tượng cách tim đường tưởng tượng khoảng cách từ 35 + 40cm xe đi ở vị trí giữa đường.

 

 

– Khi hai xe tránh nhau ta phải chia đường làm hai phần và điều khiển xe đi đúng phần đường của mình. Trên phần đường tưởng tượng của xe mình, ta chia ra làm 3 phần bằng nhau. Tâm của người lái chiếu với tâm của vành tay lái xuống đường phải nằm trên đường tưởng tượng phân chia của phần thứ nhất tới tim đường ra như hình vẽ 4.

– Khi tránh ổ gà tránh các chướng ngại vật trên đường ta căn cứ vào vết bánh xe trước bên phải và vị trí phía trong của lốp trước bên trái, nên lấy tâm người lái chiếu thẳng tâm vành tay lái xuống mặt đường và cách vết bánh xe trước 10 đến 15cm.

  1. Thao tác lái xe trên đường bằng.

Vì khi điều khiển xe ra đường nên có sự tham gia giao thông, nên khi điều khiển xe ra đường phải hết sức lưu ý đảm bảo an toàn bằng cách quan sát phán đoán sử trí các tình huống xảy ra.

2.1. Thao tác tăng giảm số kết hợp điều khiển xe trên đường bằng.

– Khi khởi hành xe quan sát đảm bảo an toàn điều khiển xe vào phần đường bên phải của mình đồng thời quan sát phía bên phải của mình đồng thời quan sát phía trước xe không có tình huống nguy hiểm và mặt đường cho phép tiến hành lấy đà tăng số (thao tác lái xe cơ bản). Tiếp tục quan sát nếu thấy đủ điều kiện tiến hành tăng số tiếp theo cho đến khi hết số thì thôi.

+ Lưu ý khi thao tác lấy đà dứt khoát, tăng số nhịp nhàng chính xác, kết hợp điều chỉnh tay lái đi đúng đường và tránh chướng ngại vật.

– Khi giảm số trong khi điều khiển xe nếu muốn giảm số (luyện thao tác) thì giảm tốc độ (giảm ga khi thấy phù hợp tốc độ thì tiến hành giảm số thao tác lái xe cơ bản).

  1. Phán đoán sử trí các tình huống đơn giản trên đường bằng.

Khi xe chuyển động trên đường giao thông là xe đã phải tiếp xúc với các tình huống trên đường mà người lái xe phải biết phán đoán sử trí từ đơn giản đến phức tạp như điều khiển xe trên các ổ gà trên đường, tránh các chướng ngại vật tĩnh trên đường, tránh các xe ôtô, xe máy, xe thô xơ, người đi bộ, gia súc.

Khi gặp tình huống trên người lái xe phải chấp hành luật (Báo hiệu đèn, còi cần thiết) giảm tốc độ của xe đến mức đảm bảo an toàn bằng các hình thức giảm ga, đệm phanh giảm số để chủ động điều khiển xe tránh các chướng ngại vật tránh các xe đi ngược chiều. Do điều kiện thao tác chậm chưa chính xác nên khi gặp các trường hợp trên phải thực hiện thao tác sớm để khi đến gần không mất bình tĩnh điều khiển xe đảm bảo an toàn.

+ Sai hỏng thường gặp:

– Do các thao tác chưa chuẩn lại không chủ động sử trí sớm nên khi xe đã đến nơi nguy hiểm mà không thực hiện ý đồ giảm tốc độ của xe được.

– Khi đệm phanh để giảm tốc độ lại đệm phanh cho xe dừng lại vì đạp chân phanh chưa chính xác.

– Chỉ giảm ga đệm phanh chân mà không nhớ thao tác giảm số.

– Điều khiển xe chưa chính xác khi tránh còn gây nguy hiểm.

– Tầm nhìn đoạn đường phía trước của xe quá gần nên khi gặp các tình huống như ổ gà, chướng ngại vật và các xe cộ khác hay giật mình, mất bình tĩnh khi xử lý.

– Sự tập chung khá căng thẳng để nhìn đường nên người sớm mệt mỏi và không linh hoạt.